Nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga đúng cách

Xe ô tô bị kẹt chân ga là một trong những lỗi khiến xe bị mất an toàn và gây nguy hiểm cho người trên xe, đặc biệt khi xe đang di chuyển. Vậy tại sao xe ô tô lại bị kẹt chân ga, có những nguyên nhân nào khiến cho xe ô tô bị kẹt chân ga? Cách khắc phục, xử lý khi xe bị kẹt chân ga khi đang di chuyển để đảm bảo an toàn như thế nào? Nội dung dưới đây thuê xe Huy Hoàng chia sẻ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.

Ket-Chan-Ga
Xe bị kẹt chân ga đa phần do các nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khiến xe ô tô bị kẹt chân ga gây nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bị kẹt chân ga, từ những lỗi khách quan về kỹ thuật, sự cố, cho đến những lỗi chủ quan do chủ xe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Lỗi cơ khí trong hệ thống ga

  • Cáp ga bị kẹt hoặc đứt: Cáp ga có thể bị mòn, hỏng hoặc kẹt do bẩn hoặc không được bôi trơn đầy đủ, dẫn đến việc không thể điều chỉnh chân ga một cách bình thường.
  • Lò xo hồi vị bị hỏng: Lò xo hồi vị trong bộ phận điều khiển ga giúp chân ga trở về vị trí ban đầu khi bạn nhả chân ga. Nếu lò xo này bị hỏng, chân ga có thể bị kẹt ở vị trí mở.

2. Lỗi do hệ thống điện tử

  • Cảm biến ga bị lỗi: Các xe hiện đại thường sử dụng hệ thống điều khiển điện tử để điều chỉnh ga. Nếu cảm biến ga bị lỗi, nó có thể gửi tín hiệu sai đến bộ điều khiển động cơ, dẫn đến việc ga bị kẹt.
  • Lỗi phần mềm: Một số xe có thể gặp sự cố phần mềm trong hệ thống điều khiển động cơ, dẫn đến việc chân ga bị kẹt.

3. Bị kẹt chân ga do vật cản vật lý

  • Vật thể lạ: Đôi khi, các vật thể lạ như thảm sàn xe hoặc vật dụng trong xe có thể kẹt dưới chân ga, ngăn cản việc nhả chân ga một cách bình thường.
  • Thảm sàn không đúng cách: Nếu thảm sàn xe không được đặt đúng cách hoặc bị dịch chuyển, nó có thể kẹt dưới chân ga và gây ra sự cố.
Ket-Chan-Ga-do-tham
Thảm sàn gây kẹt chân ga khiến xe mất an toàn nguy hiểm

4. Lỗi bảo dưỡng sai cách

  • Bảo dưỡng không đúng cách: Việc không bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo dưỡng không đúng cách có thể dẫn đến các bộ phận liên quan đến chân ga bị mòn hoặc hỏng, gây ra sự cố kẹt chân ga.

5. Sự cố trong thiết kế

  • Lỗi thiết kế hoặc triệu hồi: Một số xe có thể gặp sự cố kẹt chân ga do lỗi thiết kế. Trong các trường hợp này, nhà sản xuất thường sẽ có các đợt triệu hồi để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị lỗi.

6. Tác động từ bên ngoài

  • Tai nạn hoặc va chạm: Một vụ va chạm có thể làm hỏng hoặc biến dạng các bộ phận liên quan đến hệ thống ga, dẫn đến việc kẹt chân ga.

Chú ý: Để tránh gặp phải tình huống này, người lái xe cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra các bộ phận liên quan đến hệ thống chân ga, và đảm bảo không có vật cản dưới chân ga khi lái xe.

Cách khắc phục, xử lý sự cố kẹt chân ga trong khi lái xe

Sự cố kẹt chân ga trong khi lái xe là một tình huống vô cùng nguy hiểm, nếu người lái xe không biết xử lý đúng cách có thể dẫn đến tai nạn gây mất an toàn cho những người ngồi trong xe và người xung quanh. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý sự cố kẹt chân ga trong khi lái xe, mời quý khách khi thuê xe tự láithuê xe có lái của Huy Hoàng cùng các bạn tham khảo.

Bước 1: Giữ sự bình tĩnh

Đầu tiên, khi gặp kẹt chân ga trong lúc lái xe, tài xế cần phải bình tĩnh, đây là yếu tố quan trọng nhất để xử lý tình huống này. Hoảng loạn có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, gây ra hành động không chính xác khiến hậu quả trở nên nghiệm trọng. Khi gặp sự cố đầu tiên hãy bấm đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe.

xe-bi-ket-chan-ga
Hãy giữ bình tĩnh khi xe bị kẹt chân ga để xử lý chính xác

Bước 2: Quan sát phía trước, 2 gương hậu, camera, đạp phanh

Tiếp theo, tài xế giữ tay lái điều khiến xe, quan sát phía trước, 2 gương hậu hoặc camera trang bị trên ô tô. Điều này nhằm có thể phát hiện xem có vật thể phía trước cần tránh hay các xe đi phía sau hoặc 2 bên hay không? Sau khi xác định được trạng thái xung quanh, tài xế đạp phanh để giảm tốc độ của xe, và di chuyển xe về lề đường vị trí an toàn.

Bước 3: Điều khiển chuyển cần số về “N” (số Mo)

Tài xế nhanh chóng chuển cần số về số N (số Mo), điều này giúp cho ngắt tác động của chân ga lên động cơ.

  • Xe tự động: Nhanh chóng chuyển cần số về vị trí “N” để ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe.
  • Xe số sàn: Nhấn hết chân côn và đưa cần số về số 0.

Bước 4: Thực hiện tắt động cơ xe

Nếu như việc chuyển cần số về “N” không khả thi hoặc không thể thực hiện, bạn hãy tắt động cơ bằng cách vặn chìa khóa về vị trí tắt hoặc nhấn nút tắt động cơ. Lưu ý rằng việc này có thể làm mất trợ lực phanh và trợ lực lái, nên hãy đặc biệt thận trọng. Lưu ý: chỉ sử dụng biện pháp này khi điều kiện an toàn cho phép và không thể tắt động cơ bằng cách thông thường.

Bước 5: Sử dụng phanh tay xe ô tô (nếu cần)

Trong trường hợp khẩn cấp và phanh chân không thể hoạt động hiệu quả, bạn có thể sử dụng phanh tay để giúp dừng xe. Tuy nhiên, bạn hãy thực hiện kéo phanh tay từ từ để tránh khóa bánh sau.

Bước 7: Điều khiển xe di chuyển về lề đường vị trí an toàn

Sau khi thực hiện các bước để giảm tốc độ của xe, bạn hãy điều khiển để đưa xe vào lề đường hoặc một khu vực an toàn để dừng xe. Tránh các khu vực đông đúc và hãy đảm bảo bạn dừng xe ở nơi an toàn.

Bước 8: Kiểm tra nguyên nhân kẹt chân ga, gọi cứu hộ xe

Sau khi đã dừng xe an toàn, bạn hãy thực hiện kiểm tra nguyên nhân kẹt chân ga, tình trạng của xe sau khi xảy ra sự cố. Nếu là nguyên nhân chủ quan do vướng vật thể, hay khéo léo xử lý. Lời khuyên bạn hãy thực hiện gọi cứu hộ xe để các chuyên gia về xe giúp đỡ bạn.

Cách phòng tránh sự cố kẹt chân ga

Để phòng tránh sự cố kẹt chân ga gây nguy hiểm khi lái xe, bạn hãy thực hiện các điều sau đây:

  • Kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ: Đảm bảo hệ thống ga và các bộ phận liên quan của xe được vận hành một cách trơn tru, an toàn nhất.
  • Đảm bảo thảm sàn, hay các vật thể không gây cản trở: Kiểm tra và đặt thảm sàn đúng cách để tránh kẹt dưới chân ga, bạn cũng cần chú ý quan sát chân ga xem có vật thể lạ nào có thể gây kẹt chân ga hay không, trước khi đi nhớ quan sát kiểm tra chân ga và chân phanh.
  • Theo dõi các thông tin về lỗi xe của nhà sản xuất: Đảm bảo xe của bạn không thuộc diện triệu hồi vì lỗi hệ thống ga của nhà sản xuất.
  • Sử dụng giầy đế bằng để lái xe: Có nhiều trường hợp kẹt chân ga do sử dụng giày, dép có thể gây kẹt chân ga như giày cao guốc, đi dép,…Bạn hãy chú ý nếu lái xe cần sử dụng các loại giầy đế bằng, không sử dụng dép hay giầy cao guốc khi lái xe.